Việt Nam là nước có 80% dân số làm nông nghiệp, với nguồn nông sản rất phong phú, đa dạng về chủng loại và chất lượng. Tuy nhiên, tình hình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông sản còn nhỏ lẻ, manh mún chưa đem lại hiệu quả cao.

Hiệp hội nông sản Việt Nam sẽ là nơi các doanh nghiệp và nông dân liên kết lại với nhau tạo thành một chuỗi thống nhất, cùng nhau đưa nông sản Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới. Hãy cùng nông sản Việt Nam theo dõi qua bài viết dưới đây, để hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động của hiệp hội nông sản Việt Nam nhé.

 Hiệp hội nông sản Việt Nam là gì?

Hiệp hội nông sản Việt Nam là một tổ chức xã hội của các doanh nghiệp liên kết lại với nhau, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất chế biến, xuất khẩu, kinh doanh lương thực. Tất cả các thành viên trong hội cùng chung mục tiêu phát triển và hội tự lo liệu kinh phí và phương hướng hoạt động.

nong san
Việt Nam là nước có nguồn nông sản rất phong phú và đa dạng

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, hiệp hội nông sản Việt Nam hiện nay có 7 hiệp hội gồm:

  • Hiệp sản hội Lương thực Việt Nam.
  • Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam.
  • Hiệp hội Hồ tiêu, Hiệp hội Chè.
  • Hiệp hội Chăn nuôi.
  • Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản.
  • Hiệp hội Rau quả Việt Nam.

Ngoài ra còn các hiệp hội nông sản được thành lập tại các địa phương, tỉnh, thành phố. Hiệp hội nông sản Việt Nam gồm những thành phần: các doanh nghiệp hoath động trong lĩnh vực nông nghiệp, các hợp tác xã, hội nông dân,… hoạt động độc lập dưới sự quản lý của nhà nước.

Hiệp hội nông sản Việt Nam ra đời với mục đích gì

Hiện nay, sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ nông sản ở nước ta còn nhiều bấp cập và chưa thật sự phát huy tiềm năng to lớ của nền nông nghiệp. Tình trạng được mùa mất giá hay được giá mất mùa, sản xuất không tập trung, thích gì trồng đấy, thích gì nuôi đấy, chưa áp dụng được những cải tiến kỹ thuật vào trong sản xuất… vẫn còn tồn tại và xảy ra ở đại đa số các cá nhân sản xuất nông nghiệp. Hiệp hội nông sản Việt Nam ra đời với mục đích:

  • Đề ra những phương hướng và cách thức thực hiện, áp dụng những công nghệ tiên tiến trong quá trình sản xuất giúp cho chất lượng nông sản tốt hơn.
  • Giúp ổn định đầu ra, cân bằng cung cầu khiến giá cả ổn định hơn.
  • Tập hợp nguồn lực để hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp số tại Việt Nam.
  • Kết nối quốc tế và mở rộng thị trường, thu hút đầu tư nông nghiệp thông qua sàn giao dịch nông sản online kết nối toàn cầu.
  • Tìm kiếm, chọn lọc công nghệ phù hợp cho từng mô hình canh tác, chế biến tại Việt Nam.
  • Điều phối hoạt động sản xuất, kinh doanh, định hướng cho nông dân sản xuất theo nhu cầu của thị trường.
  • Hiệp hội là nơi cung cấp các nguồn thông tin quan trọng, có thể tạo doanh thu và cơ hội đào tạo cho các doanh nghiệp thông qua mạng lưới và chia sẻ thông tin, hình thành các nhóm thương mại.
  • Tham gia giải quyết các vấn đề phát sinh trong các hoạt động liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp;
  • Tổ chức hướng dẫn chứng nhận chất lượng sản phẩm, minh bạch thông tin, truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản.
  • Hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước phát triển ngành hàng nông sản Việt Nam.
DUA HAU
Được mùa mất giá là điệp khúc muôn thở của nông dân

Những thành tựu đạt được khi hiệp hội nông sản Việt Nam ra đời

Việc thành lập Hiệp hội nông sản Việt Nam là hướng đi rất đúng đắn, đã khai thác hiệu quả tài nguyên quốc gia, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho nông nghiệp nước nhà với thị trường quốc tế giúp cho nhiều doanh nghiệp và nông dân có cơ hội phát triển. Hiệp hội nông sản ra đời đã góp phần đưa nền nông nghiệp nước ta phát triển vượt bậc, cụ thể như sau:

  • Việt Nam là quốc gia thuộc tốp dẫn đầu trong xuất khẩu nông sản như hồ tiêu và nhân điều (số 1 thế giới), gạo và cà phê (số 2 thế giới), cao su (thứ 4), gỗ và lâm sản (thứ 2 vùng Đông Nam Á), riêng cá tra thì gần như độc chiếm thị trường từ trước đến nay.
  • Trong 10 năm gần đây GDP toàn ngành nông nghiệp đạt trung bình 2,61%/năm, tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 3,64%, đóng góp rất lớn trong tăng trưởng GDP cả nước.
  • Kinh tế nông thôn liên tục tăng trưởng khá và chuyển mạnh theo hướng công nghiệp – dịch vụ. Ngày càng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn và từng bước thu hẹp khoảng cách với đô thị.
  • Đã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • Huy động và thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các nhà máy, cơ sở bảo quản, chế biến nông sản ở nông thôn, tạo điều kiện hỗ trợ tốt cho người dân trong sản xuất nông nghiệp.
  • Người nông dân bắt đầy ý thức được tầm quan trọng của chất lượng nông sản, và đang và đã có xu hướng chuyển đổi sản xuất sang hướng sản xuất an toàn, hữu cơ nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường sinh thái.

Như vậy nhờ sự liên kết các thành viên của hiệp hội với nhau với một lợi ích chung cùng với sự quản lý tốt của nhà nước đã tạo ra sức mạnh to lớn trong hoạt động của Hiệp hội nông sản Việt Nam tạo ra được rất nhiều thành tựu to lớn.

Hiệp nội nông sản Việt Nam chưa phát huy hết vai trò

Hiệp hội nồn sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặc lớn, để khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên nông sản quốc gia, tạo ra lợi thế cạnh tranh với thị trường nông sản trên thế giới.

Trai xoai
Xuất khẩu xoài sang thị trường nước ngoài

Tuy nhiên, còn một số các hiệp hội chưa phát huy được hết vai trò của mình. Cụ thể như:

  • Hiệp hội nông sản Việt Nam chưa có những chính sách mạnh mẽ để khuyến khích, thúc đẩy sự liên kết giữa ggành nông nghiệp và công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản. Vì vậy, những nông sản được bán chủ yếu dưới dạng thô hoặc vừa qua sơ chế, thời gian bảo quản nông sản ngắn làm giảm lợi thế cạnh tranh của nông sản Việt Nam.
  • Khi những thành viên mới tham gia vào hiệp hội nông sản Việt Nam thì không đưa ra những điều kiện cần thiết khiến cho doanh nghiệp mới cố gắng để đạt được những tiêu chuẩn đó. Làm cho những doanh nghiệp mới này có thái độ hời hợt và không cố gắng hết mình.
  • Hầu hết các hiệp hội nông sản Việt Nam dành phần lớn thời gian của họ cho giải quyết các vấn đề tranh chấp thương mại. Chưa thật sự liên kết với nhau để đưa ra những giải pháp chung đem lại lợi ích cho các thành viên trong hiệp hội.
  • Hiệp hội nông sản Việt Nam tuy hoạt động độc lập và toàn quyền quyết định nhưng vẫn còn quá đề cao vai trò Nhà nước. Nhiều doanh nghiệp cho rằng Nhà nước có thể cáng đáng và giải quyết mọi công việc trong xã hội. Hiệp hội chỉ là tổ chức phụ trợ, thứ yếu và mang tính biểu tượng.

Như vậy để để hiệp hội nông sản Việt Nam hoạt động hiệu quả hơn và phát huy được hết vai trò của mình thì Nhà nước cần tạo điều kiện nhiều hơn để các hiệp hội nông sản có thể tham gia vào các chương trình, dự án hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ, xây dựng cơ sở pháp lý cho các hiệp hội hoạt động.

Thông qua bài viết trên, Nông Sản Việt Nam hy vọng bạn có thể nắm được vai trò cũng như những hạn chế còn tồn đọng trong quá trình hoạt động của hiệp hội nông sản Việt Nam, từ đó mỗi thành viên trong hiệp hội sẽ đưa ra những giải pháp để hiệp hội ngày càng phát triển và hoạt động hiệu quả hơn.